Gia Sư Là Gì? và Sự Hình Thành Của Nghề Gia Sư Tại Việt Nam Thế Kỷ 18

Bài viết bổ sung góc nhìn cho giáo dục bổ trợ - dạy kèm hay gia sư sư ngày nay. Đặc biệt vào thời điểm mà hệ thống giáo dục vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu, thì đã có sự hình thành của nghề "gia sư". Có thật không?

Gia Sư Đỗ Nhân

(ảnh minh họa)

Phần 1: Gia Sư Là Gì?

Hiểu một cách rộng, giáo dục là những hoạt động xã hội nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng hoặc đạo đức. Do đó, giáo dục có thể diễn ra dưới vô số hình thức và bối cảnh.

Và trong bối cảnh nghiên cứu, dạy kèm hay gia sư có thể được định nghĩa là một hình thức trợ giúp cá nhân nhằm cung cấp hỗ trợ cá nhân hóa cho các nghiên cứu bên ngoài bối cảnh lớp học (hình thức giáo dục chính thống).

Giáo dục chính thống

Cách riêng, khi nói về hệ thống giáo dục trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của Việt Nam trước thế kỷ 18 - là một hệ thống giáo dục với truyền thống Nho giáo. Các quan chức giáo dục của triều đình được bổ nhiệm để quản lý giáo dục ở cấp tỉnh và cấp huyện, đây được xem là mô hình giáo dục chính thống được sự quản lý của nhà nước vào thời điểm đó.

Phần 2: Nho Sĩ Đến Gia Sư

Nhưng giáo dục hỗ trợ (phi chính thống) vẫn được thực hiện tại các làng xã và thường dựa vào thầy đồ hoặc các sĩ tử địa phương. Họ là nho sĩ đã đỗ cử nhân, tiếp tục dùi mài kinh sử để thi trạng nguyên, tiến sĩ, cũng có thể là những người đã đỗ đạt nhưng không ưa thích chốn quan trường.

Một cách khái quát, có thể xem đây là bộ phận gia sư đầu tiên, được hiểu là những người trí thức, có sự am hiểu chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể, giúp việc truyền đạt kiến thức, văn hóa, và giáo dục cơ bản cho cộng đồng.

Các gia sư ngày nay và những người đóng vai trò tương tự trong quá khứ đều có mục tiêu chính là truyền đạt kiến thức và giúp học sinh hoặc người học phát triển. Nhưng họ nằm ngoài các hình thức giáo dục chính thống, thường được gọi là giáo dục hỗ trợ.

Gia Sư Đỗ Nhân

(ảnh Văn Miếu)

Gia Sư Đỗ Nhân

(ảnh Chùa Cầu)

Phần 3: Vai Trò Và Đóng Góp

Vào thời nhà Lê, số người thi tiến sĩ lên tới 5.700 người (vào năm 1514), và 6.000 người (vào năm 1640) những "kẻ sĩ" có thể xuất thân từ bất kỳ tầng lớp nào, song lịch sử cho chúng ta có biết: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trưng Ngạn, Đoàn Nhữ Hải, Phạm Sư Mạnh (triều Trần), Nguyễn Trực, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Sỹ (triều Lê),... là những công thần xuất thân từ làng quê.

Như vậy khi hệ thống giáo dục cơ sở vẫn chưa phát triển như hiện nay, những gia sư đã đóng một vai trò không thể thay thế trong việc:

1. Truyền đạt kiến thức và văn hóa: Không chỉ là người truyền đạt kiến thức, họ đã giúp xây dựng và duy trì các hệ thống giáo dục cơ bản, tuy chỉ tại những nơi học tập tự phát - như tại nhà của các gia sư xưa. Nhưng đã mang lại biết bao giá trị về lịch sử, tri thức, và đạo đức qua các thế hệ.

2. Thúc đẩy truyền thống yêu nước: Thầy đồ đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì và thúc đẩy giáo dục trong làng xã. Nhờ vậy giúp nuôi nấng và thúc đẩy tinh thần yêu nước trong địa phương. Qua đó đánh thức ý thức đạo đức, lòng tự tôn dân tộc trong cộng đồng làng xã.

Gia Sư Đỗ Nhân

(ảnh Quốc Tự Giám)

Phần 4: Đúc Kết

Trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của Việt Nam trước thế kỷ 18, gia sư đã góp một vai trò không thể thay thế trong việc truyền đạt kiến thức và giáo dục ở địa phương. Sự đóng góp của họ đã tạo ra một nền tảng cho sự phát triển văn hóa và tri thức, đã giúp duy trì các giá trị truyền thống của xã hội, hơn hết là đóng góp phần lớn trong đào tạo hiền tài của Đất nước. Như lời tựa trong khoa thi năm Nhâm Tuất - (năm 1442):

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”.


Tài Liệu Tham Khảo:

Education in Vietnam

https://books.google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=F04vl1t3xQUC&oi=fnd&pg=PR5&dq=Education+in+Vietnam&ots=qfS3A-0SCo&sig=DygrwnHuIK8dUuoPw2_o6HQp1I&rediresc=y#v=onepage&q&f=true

Hà Nội với những sự kiện chính trị pháp lý trọng đại của đất nước

https://tuyengiao.vn/thanglonghanoi/thanglonghanoi/van-mieu-quoc-tu-giam-va-van-de-dao-tao-nhan-tai-24410

Bia Tiến Sĩ - Văn Miếu Quốc Tự Giám

http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=56

GiasuDonhan tổng hợp